Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Đông trùng hạ thảo tây tạng có nguồn gốc xuất xứ ở đâu ?


Hiện nay, những tác dụng tích cực của loài thảo dược này đã được ghi nhận trong cả Đông y và Tây y. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của vị dược liệu quý này. 

Đông trùng hạ thảo tây tạng thực chất là gì ?

Tên gọi của đông trùng hạ thảo tây tạng theo tiếng Tây Tạng – Trung Quốc là yartsa gunbu hoặc yatsa gunbu. Đông trùng hạ thảo tây tạng, tên gọi tắt là trùng thảo, tên tiếng Anh là Cordyceps sinensis, là thảo dược quý hiếm trong y học Trung Quốc. Cái tên “ đông trùng hạ thảo tây tạng” trong tiếng Trung Quốc đã phần nào làm rõ đặc điểm sinh trưởng của nó: sâu mùa đông, cỏ mùa hè.
Đông trùng hạ thảo tây tạng mọc trong tự nhiên
Đông dược này là kết quả của quá trình kí sinh giữa một loài nấm túi (Ophiocordyceps Sinensis) với sâu non của loài côn trùng thuộc chi Thitarodes. Loại thường gặp nhất chính là loại sâu non Thitarodes Baimaensis và Thitarodes armoricanus. Không những thế còn có 46 loài thuộc chi Thitarodes cũng sẽ là đối tượng bị Ophiocordyceps Sinensis kí sinh.

Quá trình hình thành được bắt đầu vào mùa đông, loại nấm này kí sinh vào những con sâu non (ấu trùng) ăn hết chất dinh dưỡng và làm chết chúng (có thể là những con sâu này ăn nấm hay chúng mắc bệnh nấm kí sinh qua lỗ thở. Khi nấm ở trong cơ thể sâu nó phát triển mạnh, xâm nhiễm tới các mô vật chủ và sử dụng chất dinh dưỡng trong cơ thể của sâu.)
Vào mùa hè khi thời tiết ấm áp nấm mọc ra khỏi sâu vươn lên khỏi mặt đất như một ngọn cỏ, phát triển thành cây sau đó phát tán bào tử.

Đông trùng hạ thảo tây tạng được phân loại như thế nào ?

Nấm Ophiocordyceps và Cordyceps có 170/570 loài khác nhau, riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy chừng 60 loài. Ngày nay người ta mới nghiên cứu nhiều nhất đó chính là hai loài Ophiocordyceps Sinensis - Đông trùng hạ thảo thiên nhiên và Cordyceps militaris - Nhộng trùng thảo.
Nhộng trùng thảo 

Xuất xứ của đông trùng hạ thảo tây tạng ở đâu ?


Đông trùng hạ thảo tây tạng được biết đến là một trong những loại Đông dược quý, nó là một loại cộng sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc một trong nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể của những con sâu non của một số các loại bướm.

Loại dược thảo này xuất hiện lần đầu trong cuốc sách “New compilation of materia medica” xuất bản vào năm 1757 của Wu Yi Luo và “Compendium of Materia Medica” xuất bản năm 1765 của Zhao Xue Min. Không những thế, nó còn được miêu tả rất huyền bí trong những cuốn sách từ thời Thanh và thời Minh. Vào năm 1723, một số nhà sinh vật học phương Tây đã thu thập các mẫu vật và tiến hành nghiên cứu. Đến năm 1842, qua một nghiên cứu của nhà chân khuẩn học Miles Berkeley, loại thuốc y học này xuất hiện với cái tên khoa học là “ nấm sâu bướm”.

Nguyên nhân gọi là nấm sâu bướm vì đông trùng hạ thảo tây tạng có hình dạng giống con sâu, nhưng lại có màu vàng hoặc màu vàng đất giống con tằm, gồm 20-30 đốt rõ ràng, và nhỏ dần về phần đầu; cả người nó có tám đôi chân, ba cặp gần đầu, bốn cặp ở giữa, một cặp gần đuôi; phần đầu có màu vàng đỏ cùng và phần đuôi. Ngoài ra, loại thảo dược này cũng rất giòn và dễ gãy.

Vào thế kỷ thứ 18 loại thảo dược này đã được dùng làm nguyên liệu thuốc. Dùng ở dạng khô, ôn tính, vị ngọt, có chức năng bổ phổi lợi thận, tiêu trừ đờm, có ích trong việc điều trị các bệnh tim mạch, tăng cường tính miễn dịch, có hiệu quả trong việc điều trị bất lực, đau thắt lưng và đầu gối.

Loại Đông dược quý – Đông trùng hạ thảo tây tạng có xuất xứ ở một số nước Châu Á và Châu Úc. Những địa điểm trung tâm của nó là Đông Á những cao nguyên có độ cao hơn mặt nước biển là 4.000 – 5.000 m cụ thể là: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Cam Túc, Thanh Hải, Vân Nam...Đặc biệt chúng thường được tìm thấy trên các vùng núi trên 4.000m tại Thanh Hải – Tây Tạng, Tứ Xuyên – Trung Quốc vào mùa hè. Ngày nay thì đông trùng hạ thảo tây tạng còn được trồng theo quy mô công nghiệp, đó là một số loại nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps.

Tác dụng chính của đông trùng hạ thảo tây tạng

Đây là một trong những loại thuốc quý có tác dụng toàn diện đối với cơ thể người, đáng chú ý nhất là liệt dương, thận hư, đau mỏi gối, di tinh, ho hen và nó giúp cải thiện tình trạng trẻ em chậm lớn, giúp tăng cường sinh lực, khả năng miễn dịch cho cơ thể, cải thiện đời sống tình dục.
Công dụng của đông trùng hạ thảo tây tạng
Một số nghiên cứu cũng như thực nghiệm hiện tại cho thấy rằng vị thuốc quý này hầu như không gây tác dụng phụ không mong muốn tới cơ thể con người cũng như động vật. Đối với chuột thí nghiệm thì liều uống đông trùng hạ thảo tây tạng là trên 45g/ 1kg thể trọng.

Chính bởi những công dụng của nó mà ngày nay đông trùng được khai thác nhiều và có nguy cơ bị tiệt duyệt. Trên thị trường cũng có rất nhiều các mặt hàng đông trùng hạ thảo tây tạng bị làm giả, do đó người tiêu dùng cần phân biệt chúng bằng các cách sau:

Khi mới khai thác, chúng ta có thể thấy rõ nguyên hình con sâu, phần đuôi có một cành nhỏ như mầm cỏ

Lúc đã được sấy khô khi ngửi thấy mùi tanh nồng và đậm giống như cá, khi đốt lên có mùi thơm. Bạn có thể nếm thử, khi nhai thấy vụn như hạt đậu nành và càng nhai càng thơm thì đây chính là đông trùng hạ thảo tây tạng thật.

Bên ngoài bộ phận sâu non thường liền nhau và không có vết nối có khoảng 20 – 30 vằn khía, dài 3 - 5 cm có đường kính chừng 0,3 – 0,8 cm, ở đầu thì những vằn này nhỏ hơn. 

Phần đầu thảo dài từ 4 – 11 cm, hình dạng như ngón tay, có màu vàng hoặc nâu vàng đậm.
Bất kì con nào cũng có 8 cặp chân đối xứng nhau nhưng 4 cặp ở giữa là rõ nhất, có các đường vân rõ nét khi tách ra, ở giữa có lõi màu đen khi tách ra thấy hình chữ V.

Không chỉ là một vị dược liệu quý, Đông trùng hạ thảo tây tạng cũng được coi như là một loại thực phẩm hữu ích,  dùng nhiều hay ít đều không có tác dụng phụ, đồng thời có hiệu quả phòng chống và điều trị bệnh thể hiện rất rõ rệt.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét